Những tranh luận chính trị Thất nghiệp tại Hoa Kỳ

Phái tự do

Phái tự do có quan điểm đòi hỏi chính phủ cần có chính sách hoặc hợp tác với khu vực tư nhân để tạo ra việc làm. Những đề xuất điển hình liên quan đến việc kích thích chi tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào năng lượng sạch, trợ cấp cho người thất nghiệp, cung cấp các khoản vay hỗ trợ giáo dục, và các chương trình đào tạo cho lao động. Phái tự do trước đây có những chính sách hỗ trợ cho công đoàn lao động và bảo hộ thương mại. Phái này thường ít quan tâm tới thâm hụt ngân sách và nợ công và có xu hướng dễ chấp nhận lạm phát tăng hoặc giảm giá đồng đô la để tăng cạnh tranh về thương mại quốc tế, vì một đồng tiền nội địa yếu sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu có giá rẻ hơn. Trong các thời kỳ suy thoái, phái tự do thường ủng hộ các giải phải dựa trên trường phái kinh tế học Keynes (Keynesian economics), tức ủng hộ cho chi tiêu chính phủ tăng thêm khi khu vực kinh tế tư nhân không thể hoặc không sẵn lòng hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng ở mức hiệu quả.[84][85]

Phái bảo thủ

Phái bảo có quan điểm ủng hộ các giải pháp thị trường tự do, với việc hạn chế sự can thiệp, giới hạn của chính phủ vào khu vực kinh tế tư nhân. Phái bảo thủ có xu hướng đối lập với quan điểm tăng chi tiêu hoặc trợ giúp của chính phủ, ủng hộ cho thị trường tự do quyết định thành công và thất bại. Những đề xuất điển hình liên quan tới việc hạn chế can thiệp vào thị trường và giảm thuế thu nhập. Phái bảo thủ trong lịch sử thường chống lại công đoàn lao động và khuyến khích các thoả thuận thương mại tự do. Phái này cũng quan tâm tới thâm hụt ngân sách và lo ngại nợ công tăng cao, ủng hộ việc giảm đầu tư và chi tiêu chính phủ. Phái bảo thủ thường có đề xuất chính sách nhằm giảm lạm phát. Họ cũng thường tán thành cho trường phái kinh tế học trọng cung (Quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế ở mức hiệu quả nhờ bảo đảm thị trường tự do cạnh tranh và giảm thuế).[84]

Dữ liệu khảo sát

Số lượng những người giàu có có quan điểm ủng hộ vai trò chủ động của chính phủ trong giải quyết thất nghiệp ít hơn nhiều so với những nhóm dân số khác. Cụ thể chỉ 19% số người giàu nói rằng Chính phủ Washington nên bảo đảm mọi người dân muốn làm việc đều tìm kiếm được việc làm, trong khi 68% tổng số người khảo sát ủng hộ với đề xuất đó. Tương tự, chỉ 8% số người giàu nói rằng chính phủ liên bang nên tạo thêm việc làm cho người có khả năng và sẵn lòng làm việc nhưng không tìm được việc làm trong khu vực tư nhân, trong khi 53% tổng số dân khảo sát ủng hộ. Một bản khảo sát vào tháng 9 năm 2012 bởi tạp chí The Economist chỉ ra nhóm dân số có thu nhập hơn 100.000 đô la một năm quan tâm hơn gấp đôi so với nhóm thu nhập trung bình và thấp về vấn đề thâm hụt ngân sách, và đây là chỉ số quan trọng hàng đầu quyết định việc bỏ phiếu. Trong tổng số dân khảo sát, khoảng 40% nói rằng thất nghiệp là vấn đề quan trọng nhất trong khi 25% quan tâm đến thâm hụt ngân sách.[86]

Khảo sát Gallup tháng 3 năm 2011 nêu ra rằng: "Cứ 4 người dân Mỹ có 1 người nói rằng cách thức tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm tại Mỹ là việc duy trì các nhà máy sản xuất tại nội địa và dừng việc chuyển các cơ sở này ra nước ngoài. Người dân Mỹ cũng có quan điểm ủng hộ tăng việc làm bằng tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm thuế, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và giảm can thiệp của chính phủ vào thị trường." Hơn nữa, Gallup nêu ra rằng: "Người dân Mỹ thường xuyên nhấn mạnh vấn đề việc làm và nền kinh tế có vai trò quan trọng nhất với quốc gia, với 26% số người nói rằng việc làm là vất đề quan trọng nhất vào tháng 3." Những người thuộc đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đồng tình rằng mang việc làm trở lại quốc gia Mỹ là giải pháp tiếp cận số một, nhưng khác nhau về những vấn đề khác. Các đảng viên Cộng Hoà xếp việc giảm thuế và giảm can thiệp chính phủ là những vấn đề quan trọng tiếp theo, trong khi đảng viên Dân Chủ ưu tiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trợ giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ.[3]

Hơn nữa, quan điểm của người dân Mỹ về tự do thương mại đã trở nên tiêu cực hơn. Cuộc khảo sát vào tháng 10 năm 2010 của báo Wall Street và NBD News chỉ ra rằng: "Trong hơn một nửa số người được khảo sát (53%) nói rằng các thoả thuận thương mại tự do tác động xấu tới Hoa Kỳ. Tỷ lệ này đã tăng lên từ 46% 3 năm trước và 32% năm 1999." Trong số người có thu nhập từ 75.000 đô la một năm trở lên, 50% nói rằng thương mại tự do tác động tiêu cực, tăng lên từ con số 24% năm 1999. Không kể đến yếu tố đảng phái, thu nhập và nghề nghiệp, 76-95% người dân Mỹ được khảo sát nói rằng "việc thuê ngoài và chuyển các cơ sở sản xuất từ Mỹ ra các nước bên ngoài là lý do khiến nền kinh tế Mỹ gặp trở ngại và làm nhiều người không tìm được việc làm."[87]

Khảo sát của Pew Center tháng 8 năm 2012 chỉ ra: "85% tầng lớp trung lưu ở độ tuổi trưởng thành nói rằng hiện tại việc duy trì mức sống khó khăn hơn một thập kỷ trước đây. Trong số những người này, 62% chỉ trích những lời nói dối của Quốc hội, trong khi 54% nói những tiêu cực về các ngân hàng và tổ chức tài chính, 47% nói về các tập đoàn lớn, 44% nói về trách nhiệm của tổng thống Bush và nội các, 39% nói về cạnh tranh từ nước ngoài và 34% đổ lỗi cho chính quyền Obama."[88]

Những tranh luận giai đoạn 2008-2009

The debate around the American Recovery and Reinvestment Act of 2009 (ARRA), the approximately $800 billion stimulus bill passed due to the subprime mortgage crisis, highlighted these views. Democrats generally advocated the liberal position and Republicans advocated the conservative position. Republican pressure reduced the overall size of the stimulus while increasing the ratio of tax cuts in the law.

These historical positions were also expressed during the debate around the Emergency Economic Stabilization Act of 2008, which authorized the Troubled Asset Relief Program (TARP), an approximately $700 billion bailout package (later reduced to $430 billion) for the banking industry. The initial attempt to pass the bill failed in the House of Representatives due primarily to Republican opposition.[89] Following a significant drop in the stock market and pressure from a variety of sources, a second vote passed the bill in the House.

Tranh cãi xung quanh đạo luật tái đầu tư và phục hồi kinh tế Mỹ (American Recovery and Reinvestment Act of 2009 hoặc ARRA), khiến gói chi 800 tỷ đô la kích thích kinh tế bị quá hạn do khủng hoảng thế chấp nhà đất, đã thể hiện những quan điểm mâu thuẫn này. Đảng Dân chủ thường cổ xuyến cho chính sách tự do kinh tế, trong khi đảng Cộng hoà ủng hộ các chính sách bảo thủ. Áp lực của đảng Cộng hoà đã làm giảm khoản chi tiêu kích thích kinh tế đồng thời tăng mức cắt giảm thuế.

Những quan điểm trái chiều mang tính lịch sử này cũng được thể hiện trong cuộc tranh luận xung quanh đạo luật ổn định kinh tế khuẩn cấp năm 2008 (Emergency Economic Stabilization Act of 2008), cho phép thông qua chương trình giải cứu tài sản nợ xấu (Troubled Asset Relief Program) - cho phép chính phủ mua lại các tài sản nợ xấu và cổ phần vốn của các tổ chức tài chính để ổn định ngành tài chính - có khoảng 700 tỷ đô la cứu trợ cho ngành ngân hàng (sau đó giảm xuống 430 tỷ đô la). Nỗ lực bước đầu nhằm thông qua đạo luật đã thất bại tại Hạ viện chủ yếu do phản đối của phái Cộng hoà.[89] Sau sự sụt giảm mạnh ở thị trường cổ phiếu và giảm áp lực từ nhiều nguồn phía khác, dự luật được chấp thuận ở cuộc bỏ phiếu lần hai tại Hạ viện.

Những tranh luận từ 2010 đến nay

Tạo việc làm tại Mỹ và chấm dứt hoạt động tại nước ngoài

Thượng nghị sĩ Dick Durbin đề xuất dự luật năm 2010 có tên gọi "Tạo việc làm tại Mỹ và chấm dứt hoạt động tại nước ngoài" với nội dung giảm những ưu đãi thuế cho việc chuyển các nhà máy, cơ sở sản xuất của Mỹ ra nước ngoài và giới hạn khả năng trì hoãn lợi nhuận kiếm từ nước ngoài. Tuy nhiên, đạo luật bị ngăn lại tại thượng viện do những phản đối của phái Cộng hoà. Nó được ủng hộ bởi Liên đoàn lao động Mỹ và Hiệp hội các tổ chức công nghiệp (AFL-CIO) nhưng bị bác bởi Phòng thương mại Hoa Kỳ (U.S. Chamber of Commerce).[90][91]

Ban nghiên cứu thuộc quốc hội tóm tắt đạo luật như sau: "Đạo luật Tạo việc làm tại Mỹ và chấm dứt hoạt động tại nước ngoài - Sửa đổi Đạo luật doanh thu nội địa thành: (1) Miễn thuế lao động trong vòng 24 tháng cho các chủ doanh nghiệp thuê nhân công thay thế cho những lao động không phải công dân Mỹ hoặc định cư lâu dài tại Mỹ - những người thực hiện các nghĩa vụ việc làm tương tự tại nước ngoài; (2) từ chối bất cứ khoản miễn giảm thuế nào hoặc hoàn thuế cho các chi phí thuê mướn nhân công bên ngoài nước Mỹ (được định nghĩa là bất cứ một giao dịch nào mà người đóng thuế giảm bớt hoặc loại bỏ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động gắn liền với khởi nghiệp hoặc mở rộng của những hoạt động kinh doanh đó bên ngoài nước Mỹ); và (3) loại bỏ việc hoãn thu thuế thu nhập của các tập đoàn nước ngoài có hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, ngoại trừ hàng hoá được xuất khẩu trước khi được sử dụng phần lớn ở Mỹ và cho các sản phẩm nông nghiệp không được trồng ở Mỹ với khối lượng lớn."[92]

Đạo luật việc làm Mỹ

President Barack Obama proposed the American Jobs Act in September 2011, which included a variety of tax cuts and spending programs to stimulate job creation. The White House provided a fact sheet which summarized the key provisions of the $447 billion bill.[93] However, neither the House nor the Senate has passed the legislation as of December 2012. President Obama stated in October 2011: "In the coming days, members of Congress will have to take a stand on whether they believe we should put teachers, construction workers, police officers and firefighters back on the job...They'll get a vote on whether they believe we should protect tax breaks for small business owners and middle-class Americans, or whether we should protect tax breaks for millionaires and billionaires."[94]

Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất đạo luật việc làm Mỹ (American Jobs Act) vào tháng 9 năm 2011, bao gồm các khoản cắt giảm thuế và chương trình chi tiêu nhằm thúc đẩy tạo việc làm. Nhà Trắng đã cung cấp bản cáo bạch tóm tắt những điểm mục chính của đạo luật giá trị 447 tỷ đô la.[93] Tuy nhiên, cả Hạ viện và Thượng viện đều không thông qua đạo luật cho đến tháng 12 năm 2012. Tổng thống Obama phát biểu vào tháng 10 năm 2011: "Trong những ngày tới, các thành viên Quốc hội phải đưa ra quyết định liệu họ có tin chúng ta nên trả lại việc làm những người giáo viên, công nhân xây dựng, sỹ quan cảnh sát và lính cứu hoả... Họ sẽ cần bỏ phiếu liệu họ có tin rằng chúng ta nên bảo vệ việc miễn thuế cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu người Mỹ, hay liệu chúng ta nên miễn thuế cho những triệu phú và tỷ phú."[94]

Tài khoá thắt chặt

Trong năm 2012, những cuộc tranh cãi gia tăng liên quan đến khoản 560 tỷ đô la tăng thuế và cắt giảm chi tiêu được dự kiến hiệu lực vào 2013, theo đó sẽ giảm thâm hụt ngân sách năm 2013 một nửa. Các chỉ trích cho rằng với bối cảnh khủng hoảng thất nghiệp, chính sách tài khoá khắc khổ như vậy là quá sớm và sai hướng.[95] Cơ quan ngân sách quốc hội cho rằng việc giảm thâm hụt một cách đột ngột như vậy sẽ lại gây ra cho Hoa Kỳ một giai đoạn khủng hoảng mới từ năm 2013, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9% so với khoảng 8% năm 2012, tổn thất hơn 1 triệu việc làm.[77][78] Chính sách tài khoá thắt chặt được đề cập một phần trong đạo luật hỗ trợ người nộp thuế Mỹ năm 2012 (American Taxpayer Relief Act of 2012).

Chính sách thuế

Thuế thu nhập cá nhân

Vẫn chưa có cơ sở rõ ràng về việc hạ thấp tỷ lệ thuế thu nhập giúp tăng trưởng việc làm, cũng như tăng tỷ lệ thuế làm chậm tăng trưởng việc làm. Điều này do có nhiều biến số khác tác động tới việc tạo ra việc làm. Các lý thuyết kinh tế cho rằng (khi các yếu tố khác ngang bằng) cắt giảm thuế là một cách thức kích thích (chúng làm tăng thâm hụt ngân sách)[96] và từ đó tạo việc làm, cũng giống như chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, cắt giảm thuế có tác động ít hơn so với chi tiêu tính trên mỗi đô la thâm hụt ngân sách, khi mà một phần thuế cắt giảm có thể được tiết kiệm hơn là chi tiêu. Vì thuế thu nhập được chi trả chủ yếu bới những người nộp thuế thu nhập cao (khoảng nhóm 1% người giàu nhất trả một nửa số thuế) và những người đóng thuế này thường tiết kiệm nhiều hơn trên mỗi số tiền được hoàn lại từ cắt giảm thuế hơn là những người đóng thuế thu nhập thấp. Cắt giảm thuế thu nhập có hiệu quả ít về mặt kích thích kinh tế hơn là cắt giảm thuế trên chi lương, đầu tư cơ sở hạ tầng và trợ cấp thất nghiệp.[97][98]

Một nghiên cứu chỉ ra rằng cắt giảm thuế tạo tăng trưởng việc làm, cụ thể là cho đối tượng thu nhập thấp.[99] Tuy nhiên, các dữ liệu lịch sử chỉ ra rằng những thay đổi biên về tỷ lệ thuế thu nhập có ít tác động tới việc tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế hoặc lao động.[100][101][102]

  • Trong những năm 1970, tỷ lệ thuế thu nhập cận biên cao hơn nhiều so với thời kỳ sau đó và nước Mỹ đã tạo ra 19,6 triệu việc làm mới tăng thêm.
  • Trong những năm 1980, tỷ lệ thuế thu nhập cận biên thấp hơn và nước Mỹ đã tạo ra 18,3 triệu việc làm mới tăng thêm.
  • Trong những năm 1990, tỷ lệ thuế thu nhập cận biên tăng và nước Mỹ đã tạo ra 21,6 triệu việc làm mới tăng thêm..
  • Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ thuế thu nhập cận biên thấp hơn do chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Bush và nước Mỹ không tạo ra việc làm tăng thêm. 7,5 triệu việc làm tạo ra trong giai đoạn 2000-2007 thể hiện tỷ lệ tăng trưởng việc làm thấp hơn so với con số lịch sử.
  • Tổng thống Obama tăng thuế thu nhập lên 1% nhóm người giàu nhất sau sắc thuế của Bush tháng 1 năm 2013. Ông đồng thời cũng tăng thuế chi trả lương lên nhóm 5% cao nhất như một phần của đạo luật Affordable Care. Bất chấp việc tăng thuế này, việc làm tạo ra trung bình hàng tháng tăng từ 179.000 năm 2012 lên 192.000 năm 2013 và 250.000 năm 2014.[103]

Trung tâm nghiên cứu ngân sách và chính sách ưu tiên (CBPP) đã viết vào tháng 3 năm 2009: "Số lao động khu vực kinh tế quy mô nhỏ tăng trung bình 2,3% một năm (tương ứng 756.000 việc làm) trong nhiệm kỳ Clinton, khi mức thuế áp người thu nhập cao ở mức tương đương với thời Obama. Nhưng trong nhiệm kỳ Bush, khi mức thuế thấp hơn, số lượng lao động có việc làm chỉ tăng 1% (tương đương 367.000 việc làm)."[104] CBPP cũng chỉ ra vào tháng 9 năm 2011, cả việc làm và GDP đã tăng nhanh hơn trong thời kỳ 7 năm sau chính sách tăng thuế của Tổng thống Clinton từ năm 1993, hơn thời kỳ tương tự sau chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Bush năm 2001.[105]

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Phái bảo thủ thường cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống sẽ khuyến khích các công ty thuê mướn nhiều nhân công hơn. Phái tự do thì đề xuất đạo luật đánh thuế với công ty thuê lao động tại nước ngoài và giới hạn các điều luật cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Lợi nhuận của các công ty Mỹ sau khi trừ thuế (after-tax profits) đã đạt mức cao kỷ lục trong suốt năm 2012 trong khi thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức bình quân trong lịch sử tính trên GDP. Ví dụ, lợi nhuận sau thuế của các công ty Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong quý 3 năm 2012, đạt 1,75 nghìn tỷ đô la (quy về một năm).[106] Các công ty Mỹ chi trả thuế chiếm xấp xỉ 1,2% GDP năm 2011. Mức này thấp hơn mức 2,7% GDP năm 2007 trước khủng hoảng và dưới mức trung bình 1,8% thời kỳ 1990-2011.[107] Trong bản so sánh về mức độ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan ngân sách quốc hội chỉ ra rằng trong năm 2005, tỷ lệ đóng thuế của Mỹ đứng cao thứ 3 trong số các quốc gia OECD, sau Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, nước Mỹ lại xếp thứ 27 trên 30 quốc gia OECD về thu thuế doanh nghiệp tính trên GDP, ở mức 1,8% so với mức trung bình 2,5%.[108]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thất nghiệp tại Hoa Kỳ http://billmoyers.com/segment/paul-krugman-on-rece... http://www.bloombergview.com/articles/2014-08-01/y... http://www.calculatedriskblog.com/2014/06/employme... http://www.calculatedriskblog.com/2014/10/public-a... http://www.calculatedriskblog.com/2014/11/employme... http://www.cnn.com/2011/10/11/politics/jobs-bill/i... http://fivethirtyeight.com/features/the-job-market... http://news.gallup.com/poll/125639/gallup-good-job... http://www.gallup.com/poll/146915/americans-top-jo... http://www.jobs-council.com/2011/10/10/jobs-counci...